06 Chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả

Quá trình tìm cách để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả về mặt chất lượng món ăn và cảm nhận từ dịch vụ được gọi chung là marketing nhà hàng. 

Marketing không trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng nhưng lại gián tiếp định vị thương hiệu và đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho mọi doanh nghiệp nói chung và nhà hàng nói riêng.

Mục đích của marketing nhà hàng.

Nói đến marketing thì chắc chắn một điều rằng Anh Chị nghĩ ngay tới việc làm sao để tìm nguồn khách hàng tiềm năng. Đây được xem là cốt lõi và mục tiêu cao nhất của mọi ngành nghề.

Anh, Chị tìm được khách hàng là một chuyện nhưng giữ chân được khách hàng lại là chuyện khác. Và giữ chân khách hàng cũng là việc rất cần thiết vì đó chính là nguồn khách hàng mà Anh, Chị dễ tác động mua hàng nhất mà lại tiết kiệm được chi phí marketing. 

10 chiến lược marketing Anh, Chị chủ nhà hàng phải biết:


1. Thống nhất về ý tưởng:

Muốn có chiến lược hiệu quả, ý tưởng đột phá thì đầu tiên Anh, Chị phải xác định được 

  • Mục đích marketing là gì? Anh, Chị phải biết mục đích mình làm marketing là tìm khách hàng mới hay giữ chân khách hàng cũ hoặc là cả hai thì mới xác định và lên chiến lược chính xác được. 
  • Khách hàng nhắm đến là ai? Này là bước Anh, Chị sẽ phải vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về khách hàng mình. Sao phải vẽ và vẽ làm sao để bức tranh của mình hoàn hảo nhất là câu hỏi nhiều Anh, Chị chủ quán đặt ra đúng không ạ? 

Thực ra, kinh doanh quán ăn, nhà hàng cũng giống như “làm dâu trăm họ”, Anh, Chị phải chiều được lòng khách hàng thì họ mới “yêu thương” và ủng hộ quán Anh, Chị nhiều hơn. 

Mặt khác, vẽ được bức tranh hoàn mỹ về khách hàng của mình thì Anh, Chị sẽ:

  • Dễ lên ý tưởng menu quán ăn nhà hàng cho hợp lý hơn.
  • Lên ý tưởng trang trí, thiết kế nhà hàng cho hợp lý hơn.
  • Lựa chọn được phong cách phục vụ tốt với những khách hàng đó hơn.
  • Và quan trọng hơn hết là có thể ứng xử trong những tình huống bất ngờ xảy ra với từng khách hàng.

Đặc tính của một  số nhóm khách hàng phổ biến Anh, Chị có thể tham khảo, thông thường là: 

      – Học sinh/sinh viên: Trong độ tuổi đi học, chưa có thu nhập chính, chủ yếu là dựa vào người thân cung cấp cho nên thường họ không lựa chọn ăn ở những nhà hàng sang trọng, nếu có thì chỉ vào dịp rất đặc biệt.

      –  Khách hàng “ăn chuyên nghiệp”: Là những khách có gu thẩm mỹ rất cao. Họ sẵn sàng chi trả chi phí cao không chỉ để thưởng thức món ăn ngon, chất lượng mà cái họ muốn nhận được nữa đó chính là trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất của nhà hàng, quán ăn. Nhóm khách này rất khó để giữ chân nhưng nếu Anh, Chị xây dựng được kế hoạch và chiến lược phù hợp thì Anh, Chị không cần lo về doanh thu nữa nhé. Vì đây chính là nhóm rất hàng rất “chịu chi”.

     – Khách hàng dễ và đơn giản trong ăn uống: Phần lớn là những gia đình trẻ, có con nhỏ, không có nhiều thời gian ngày thường. Nhóm khách hàng này chiếm số lượng lớn, họ không phải là những người giàu có, không chú trọng quá nhiều tới những dịch vụ nên rất dễ tiếp cận. 

Những người dễ ăn uống, nhóm khách hàng này chiếm số lượng lớn, họ thường không phải là những người giàu có, thích những gia vị mạnh, không chú trọng tới những yêu cầu về ăn uống cân đối.

   –  Nhóm khách thích sự mới lạ: Nhóm khách hàng này là những người thích đi đây đi đó, thích khám phá nhiều nơi về: ẩm thực, văn hóa, con người… (ví dụ như các phượt thủ) Đây cũng là nhóm khách hàng mang lại nguồn thu lớn, tuy nhiên, họ chỉ đến một lần để thưởng thức, nên Anh, Chị sẽ rất khó để giữ chân họ.

Công nhân lao động, phổ thông: Nhóm khách hàng này có thu nhập thấp nên chỉ phù hợp cho những quán có quy mô nhỏ, bình dân.

–  Điểm mạnh của nhà hàng là gì? Có khác biệt mới có thành công, Anh, Chị cần xác định đúng điểm mạnh của mình trước các muôn vàn các đối thủ thì việc thành công mới dễ dàng. Đó cũng là điều đầu tiên khách hàng nhớ đến tên thương hiệu của Anh, Chị.
2. Xây dựng hình ảnh

Hình ảnh độc và lạ là điểm cộng đầu tiên cho nhà hàng Anh Chị, đó cũng là cái khách hàng nhắc tới thương hiệu Anh, Chị mỗi khi chọn địa điểm ăn uống hoặc giới thiệu cho ai đó. 

Đối với nhà hàng, quán ăn thì Anh Chị cũng biết

Không chỉ riêng nhà hàng, mà hầu như mọi loại hình kinh doanh muốn thu hút khách hàng mới đều cần phải tạo dựng hình ảnh mới mẻ, độc đáo và ấn tượng. Nhà hàng với hình ảnh mới lạ và ấn tượng sẽ giúp thu hút và lưu lại điểm nhấn trong lòng khách hàng.

3. Nâng cao chất lượng phục vụ

Nhà hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ, vì thế dịch vụ là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh nhà hàng. Như đã nói lúc đầu thì dịch vụ mới là cái làm khách hàng ấn tượng nhất. Đầu tư một dịch vụ hoàn hảo chính là gián tiếp PR cho nhà hàng Anh, Chị. 

Một địa điểm uy tín, chất lượng về mọi mặt thì chắc chắn ai cũng muốn giới thiệu và đưa bạn bè, người thân của mình tới tận hưởng cả. 

4. Tận dụng thẻ thành viên

Dữ liệu khách hàng là cái mà Anh, Chị chủ quán nào cũng cần. Thông thường, để có dữ liệu này thì nhiều nhà hàng thường cho nhân viên xin khách các thông tin như: tên, số điện thoai, mail,… Có được thông tin này thì Anh, Chị mới có cơ sở lên chương trình khuyến mãi rồi chọn kênh để tiếp cận cho phù hợp. 

Nhưng với thời đại 4.0 như hiện nay thì việc tích hợp thẻ thành viên trên app điện thoại sẽ giúp việc quản lý của Anh, Chị dễ dàng hơn, cùng với đó là khách hàng của Anh, Chị cũng sẽ chủ động hơn trong việc theo dõi các chương trình khuyến mãi hiện tại của nhà hàng/quán. Bên cạnh đó, Anh, Chị sẽ tạo được danh sách khách hàng dựa vào số lần quay lại. Từ có có những ưu đãi hấp dẫn cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Một số ví dụ điển hình khi áp dụng thẻ thành viên cho khách hàng: Gửi lời chúc mừng cho khách hàng vào những ngày đặc biệt (14/2, 8/3,…), gửi thông báo chương trình khuyến mãi sắp diễn ra trên app điện thoại,… Những hành động nhỏ này nhưng mại lại hiệu quả cực kỳ lớn cho nhà hàng Anh, Chị. 

5. Trang trí món ăn đẹp mắt

Một thói quen không khó để bắt gặp tại mọi điểm ăn uống là khách hàng thường có “thủ tục” chụp và post ảnh lên mạng xã hội. Vậy thì, Anh, Chị cũng đừng nên quá tiết kiệm trong việc trang trí món ăn nhé. 

Nhưng cũng tránh sai lầm là lạm dụng đồ nhựa vào trang trí, thay vào đó là một trái cây cụ thể. Ví dụ, 1 vài lát chanh sẽ tươi mát hơn rất nhiều so với trái chanh giả và cây dù, một nhánh nhỏ bạc hà trên ly nước nhìn sẽ xinh và đáng yêu hơn, một món ăn được trang trí bông hồng bằng quả cà chua nhìn sẽ lãng mạn hơn rất nhiều,…

6. Kế hoạch có những ngày bán miễn phí

Khách hàng thân thiết quay lại ủng hộ nhà hàng thường xuyên là niềm vui của Anh, Chị. Vậy nên, Anh, Chị hãy trao lại niềm vui tinh thần cho khách của mình bằng việc tặng một phần ăn tráng miệng, một ly nước miễn phí vào dịp nào đó,… 

Nó không đáng bao nhiêu tiền nhưng ấn tượng để lại cho khách hàng là vô cùng lớn và họ mang câu chuyện họ được nhà hàng Anh, Chị tặng món ăn, ly nước giới thiệu cho bạn bè nhiều hơn, “vô tình” nhà hàng lại được PR miễn phí, Anh Chị không chỉ có một mà rất nhiều khách hàng trung thành khác. 

Bình luận

avatar
  Đăng ký  
Notify of